Hotline MessengerTrò chuyện cùng Decox Youtube Decoxdesign Facebook Tiktok Instagram Zalo
Menu

Bê tông nhẹ là gì? Báo giá các loại tấm (panel) bê tông nhẹ phổ biến

  • 03-01-2024
  • Lượt xem: 1750
Bê tông nhẹ là gì? Báo giá các loại tấm (panel) bê tông nhẹ phổ biếnNhận báo giá
Theo cùng sự phát triển của thời đại, những vật liệu nhẹ, vật liệu xanh thân thiện với môi trường và mang đến giá trị bền vững cho công trình đang được hướng đến nhiều hơn, và bê tông nhẹ cũng là một loại vật liệu như thế. Tại thị trường Việt Nam, bê tông cốt thép là loại vật liệu xây dựng vô cùng quen thuộc từ trước đến nay. Tuy đảm bảo những yêu cầu khắt khi về kết cấu chịu lực, độ bền thế nhưng công nghệ để sản xuất ra loại vật liệu này lại thải ra bầu khí quyển rất nhiều khí CO2 độc hại. Bởi lẽ đó, vật liệu bê tông nhẹ với những ưu điểm vượt trội đang dần được chú ý và ứng dụng nhiều hơn. Trong bài viết này, Decox sẽ chia sẻ chi tiết những thông tin liên quan đến bê tông nhẹ, cùng theo dõi nhé.

Bê tông nhẹ là gì?

Bê tông nhẹ (bê tông siêu nhẹ), tên tiếng anh: Lightweight Concrete là một loại vật liệu xây dựng có phần khá mới mẻ tại Việt Nam. Bê tông nhẹ là loại bê tông đã được xử lý thông qua công nghệ sản xuất chưng trong áp suất cao hoặc phối trộn với các nguyên liệu mang tính chất đặc thù như cốt sợi, hạt xốp EPS, bột nhôm…. để tạo thành một hỗn hợp bê tông có trọng lượng nhẹ hơn rất nhiều so với các loại bê tông thông thường trên thị trường hiện nay. 
Bê tông nhẹ là gì? Báo giá các loại tấm (panel) bê tông nhẹ phổ biếnNhận báo giá
Bê tông nhẹ với ưu điểm trọng lượng nhẹ hơn các loại bê tông thông thường
Bê tông nhẹ có thành phần cấu tạo từ cốt liệu keramzit (là những viên đất sét nung đông nở), xi măng và cát. Cốt liệu nhẹ này sẽ giúp giảm trọng lượng hơn so với bê tông thông thường. Nếu các loại bê tông khác có khối lượng lên đến 2500 kg/m3 thì bê tông nhẹ chỉ dao động trong khoảng 1200-1900 kg/m3. Điểm đặc biệt này cũng chính là lý do hình thành nên cái tên bê tông siêu nhẹ. 
>>Có thể bạn quan tâm: Vật liệu xanh là gì? Các loại vật liệu xanh trong xây dựng phổ biến

→ Đặc tính bê tông nhẹ 

Khi nhắc đến bê tông, người ta thường liên tưởng đến loại vật liệu có trọng lượng lớn kết hợp cùng cốt thép sẽ tạo ra một kết cấu chịu lực nén và lực uốn tốt, làm tăng giá trị bền vững cho công trình. Tuy nhiên, trọng lượng nặng lại là một điểm chưa hoàn mỹ của loại vật liệu này. Bởi lẽ đó, bê tông siêu nhẹ ra đời nhưng một giải pháp mang tính chất đột phá cho thị trường xây dựng.
Bê tông nhẹ là gì? Báo giá các loại tấm (panel) bê tông nhẹ phổ biếnNhận báo giá
Bê tông nhẹ - Giải pháp vật liệu thời hiện đại
Không chỉ giảm khối lượng xuống nhiều lần mà bê tông nhẹ còn được nghiên cứu, phát triển và cải thiện khả năng cách âm, cách nhiệt, chống nóng, chống cháy thêm phần ưu việt, cùng tìm hiểu nhé.
- Chống nóng: Đây là loại vật liệu có tác dụng chống nóng tuyệt vời, bởi lẽ đó, những tấm bê tông nhẹ đúc sẵn hay gạch siêu nhẹ chống nóng thường được ứng dụng cho phần sân thượng, mái nhà
- Chống cháy: Với hệ số dẫn nhiệt rất thấp, bê tông nhẹ không chỉ mang đến hiệu quả cách nhiệt tốt, giúp ngôi nhà ấm áp và mùa đông, mát mẻ vào mùa hè từ đó tiết kiệm nhiều năng lượng mà còn có khả năng chịu nhiệt lên đến 1200 độ C. Chính vì thế mà bạn không cần lo lắng vấn đề hỏa hoạn khi chọn vật liệu xây dựng này.
- Cách âm: Nhờ cấu trúc bọt khí trong vật liệu mà bê tông nhẹ có thể hấp thụ âm thanh tốt, mang đến hiệu quả cách âm cho ngôi nhà của bạn.

→ Ứng dụng bê tông nhẹ 

Nhìn chung, bê tông nhẹ sẽ có 2 dạng kết cấu: gạch xây và tấm bê tông đúc sẵn lắp ghép. Thế nên, vật liệu này có thể được ứng dụng trong cách hạng mục như:
Làm tường vách: Sở hữu trọng lượng nhẹ cùng khả năng chống nóng, cách âm tốt, bê tông nhẹ rất thích hợp để làm kết cấu tường bao, vách ngăn cho ngôi nhà của bạn. Nhìn chung, bề mặt và kích thước gạch AAC hay tấm ALC đều được sản xuất trên dây chuyền hiện đại nên sẽ có độ sai số rất thấp, vậy nên bề mặt tường hoàn thiện sẽ đạt độ thẩm mỹ cực kỳ cao.
Làm sàn lắp ghép: Bê tông nhẹ cũng được ứng dụng trong lát sàn. Sử dụng những tấm sàn lắp ghép không chỉ giúp việc thi công trở nên nhanh chóng, đơn giản hơn mà còn giảm chi phí đáng kể. Đừng lo lắng trọng lượng nhẹ sẽ không chịu lực tốt, bằng việc gia cường thêm cốt thép chịu lực, sàn bê tông nhẹ sẽ trở nên ổn định hơn.
Tôn nền: Bê tông nhẹ cũng được ứng dụng trong việc tôn nền (nâng nền nhà). Với trọng lượng nhẹ sẽ giảm tải tối đa, đặc biệt là những công trình cao tầng. Sử dụng gạch siêu nhẹ để tôn nền sẽ đảm bảo được độ chịu lực cũng như tính ổn định trong quá trình sử dụng.
Bê tông nhẹ là gì? Báo giá các loại tấm (panel) bê tông nhẹ phổ biếnNhận báo giá
Gạch bê tông nhẹ (gạch block) được ứng dụng trong xây dựng

Bê tông nhẹ có mấy loại?

Trên thực tế, bê tông nhẹ có rất nhiều chủng loại, trong đó có những dòng thuộc nhóm gạch không nung thân thiện với môi trường. Trong nội dung này, Decox sẽ chia sẻ cụ thể về từng loại thuộc nhóm vật liệu bê tông nhẹ.

#1 Bê tông khí chưng áp

Bê tông khí chưng áp là loại vật liệu xây dựng đã được phát minh từ những 1920. Bê tông khí chưng áp thường được đúc sẵn hoặc sản xuất theo dây chuyền. Bê tông khí chưng áp thường được sử dụng để lát sàn, làm tường vách bởi khả năng cách âm, cách nhiệt, chống cháy, chống nóng tốt. 
Bê tông nhẹ là gì? Báo giá các loại tấm (panel) bê tông nhẹ phổ biếnNhận báo giá
Bê tông khí chưng áp được ứng dụng trong đa dạng hạng mục xây dựng
Tên tiếng anh của bê tông khí chưng áp được chia thành 2 loại, bao gồm:
Bê tông AAC: Autoclaved aerated concrete hay Autoclaved cellular concrete
Bê tông ALC: Autoclaved lightweight concrete (ALC)
Trên thực tế, theo tiêu chuẩn Quốc tế, 2 cách gọi trên đều cùng ám chỉ một loại vật liệu, không có sự khác biệt gì về đặc tính hay chất lượng. Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam, cách gọi AAC hay ALC sẽ hướng tới dòng sản phẩm cụ thể, giúp người dùng dễ hình dung. Trong đó, ACC thường gắn liền với sản phẩm gạch (gạch AAC - gạch bê tông khí chưng áp). Loại gạch này thường được ứng dụng trong xây tường, xây vách, làm gạch chống cháy, tôn nền hay dầm lanh tô. Còn ALC sẽ là cách gọi phổ biến hơn cho các sản phẩm bê tông đúc sẵn như tấm ALC (panel ALC). Loại panel này thường được ứng dụng làm panel tường, panel sàn, panel mái chống thấm.

→ Bê tông nhẹ AAC

Gạch bê tông khí chưng áp (AAC - Autoclaved Aerated Concrete) được hình thành từ hỗn hợp cát, tro bay với xi măng và vôi, dưỡng bằng hơi nước ở áp suất cao. Kích thước dòng gạch này thường rơi vào khoảng 100mm x 200mm x 600mm. 
Bê tông nhẹ là gì? Báo giá các loại tấm (panel) bê tông nhẹ phổ biếnNhận báo giá
Gạch bê tông nhẹ hay còn được gọi là gạch AAC
Nói về ưu điểm, dòng gạch này rất được ưa chuộng trên Thế giới bởi đặc tính siêu nhẹ, độ bền cao, chống cháy, cách âm, cách nhiệt và chống thấm tốt. Ngoài ra, điểm sáng của dòng gạch này còn phải kể đến khả năng không bắt lửa, hạn chế ẩm mốc, rất phù hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm như ở Việt Nam.
>> Tìm hiểu: Gạch không nung là gì? Top 4 loại gạch không nung phổ biến nhất hiện nay

→ Bê tông nhẹ ALC

Bê tông nhẹ là gì? Báo giá các loại tấm (panel) bê tông nhẹ phổ biếnNhận báo giá
Bê tông nhẹ ALC thường xuất hiện dưới dạng tấm (panel)
Tấm bê tông nhẹ (panel ALC) là dòng sản phẩm lắp ghép được ứng dụng nhiều trong lát sàn, làm trần nhà, lắp ghép làm tường cách nhiệt. Kích thước tấm bê tông nhẹ ALC thường rơi vào khoảng 1200x600x100mm. Về đặc tính, tấm ALC vẫn có đủ các tiêu chí như trọng lượng siêu nhẹ, chống cháy, chống nóng, cách âm, cách nhiệt và dễ thi công, tiết kiệm thời gian và nhân công. Nhìn chung, nếu so sánh giữa gạch AAC và tấm ALC sẽ không có sự khác biệt gì lớn, chủ yếu là về hình dáng, kích thước. Tùy theo mục đích sử dụng mà đơn vị thi công sẽ chọn lựa loại vật liệu phù hợp.

#2 Bê tông bọt khí (CLC)

Bê tông bọt khí không chưng áp hay bê tông CLC (Cellular Lightweight Concrete) có cấu trúc bên trong là các bọt khí nhỏ liên kết chặt chẽ với nhau. Nguyên liệu để hình thành bê tông bọt khí bao gồm xi măng, cát vàng, thạch cao, bột nhôm và các chất phụ gia để tạo bọt khí. 
Bê tông nhẹ là gì? Báo giá các loại tấm (panel) bê tông nhẹ phổ biếnNhận báo giá
Bê tông bọt khí hay còn được gọi là bê tông CLC
Ưu điểm của dòng vật liệu này phải kể đến trọng lượng siêu nhẹ, chỉ bằng ⅓, ¼ lần bê tông thông thường. Một ví dụ cụ thể là nếu trọng lượng bê tông thường rơi vào khoảng 2400kg/m3 thì bê tông bọt khí sẽ rơi vào khoảng 600 - 800kg/m3.
Xét về bản chất, bê tông bọt khí CLC sẽ khác bê tông AAC hay ALC ở điểm quy trình sản xuất. Nếu công nghệ sản xuất AAC, ALC dựa trên dây chuyền hiện đại, tân tiến với công nghệ chưng áp suất lớn trong thời gian dài thì bê tông bọt khí CLC lại sản xuất có phần thủ công, nhỏ lẻ hơn, ngoài ra cũng có sự hạn chế về mặt thẩm mỹ (bề mặt không được láng mịn) thế nên vật liệu này sẽ có chi phí đầu tư thấp hơn.

#3 Bê tông EPS

Bê tông nhẹ EPS (Expanded Polystyrene Concrete) còn được gọi là bê tông hạt xốp, bê tông bọt xốp….Với thành phần nguyên liệu bao gồm hỗn hợp xi măng, cát, nước, hạt xốp EPS và các chất phụ gia cần thiết. Về ưu điểm ,vật liệu bê tông EPS có trọng lượng nhẹ, khả năng cách nhiệt và chống cháy tốt. Tuy nhiên, dòng vật liệu này cũng vướng phải một số hạn chế nhất định như vấn đề nứt. Với phân khúc giá thành có phần tương đồng nhau giữa tấm EPS và tấm ALC, bạn có thể cân nhắc chọn lựa theo nhu cầu và mục đích sử dụng.
Bê tông nhẹ là gì? Báo giá các loại tấm (panel) bê tông nhẹ phổ biếnNhận báo giá
Ưu nhược điểm của tấm bê tông EPS

#4 Bê tông nhẹ Cemboard

Bê tông nhẹ Cemboard về bản chất là dạng xi măng cốt sợi dạng ấm cứng. Kích thước tiêu chuẩn của tấm Cemboard sẽ rơi vào con số 1220mm x 2440mm và có nhiều độ dày khác nhau.
Bê tông nhẹ là gì? Báo giá các loại tấm (panel) bê tông nhẹ phổ biếnNhận báo giá
Tấm bê tông nhẹ Cemboard với nhiều ưu điểm nổi trội

Nguyên liệu để sản xuất ra bê tông nhẹ Cemboard bao gồm hỗn hợp xi măng Portland, cellulose, cát siêu mịn Silica, đá vôi trộn lẫn với nhau sau đó sử dụng công nghệ ép cường độ cao để tạo ra các sản phẩm dạng tấm (panel). Tấm Cemboard với ưu điểm dẻo dai, chịu nước, chống cháy, không cong vênh, biến dạng trong quá trình sử dụng thường được ứng dụng trong làm tường, vách, lót sàn,...
Bê tông nhẹ là gì? Báo giá các loại tấm (panel) bê tông nhẹ phổ biếnNhận báo giá
Tấm Cemboard thường được ứng dụng trong ốp vách, lót sàn

#5 Bê tông nhẹ Xuân Mai

Bê tông Xuân Mai là dạng sàn được lắp ghép từ dầm PPP chịu lựa, các tấm bê tông nhẹ hay gạch block lỗ rỗng, lưới thép cố định và đổ trực tiếp một lớp bê tông mỏng khoảng 4cm để tạo thành bề mặt sàn. 
Bê tông nhẹ là gì? Báo giá các loại tấm (panel) bê tông nhẹ phổ biếnNhận báo giá
Bê tông nhẹ Xuân Mai thường được ứng dụng trong hạng mục sàn

Giải đáp thắc mắc bạn đọc về vật liệu bê tông nhẹ

Bê tông nhẹ có tốt không? Có nên sử dụng bê tông nhẹ hay không?

Là một vật liệu có phần mới mẻ tại thị trường Việt Nam, thế nên vấn đề bê tông nhẹ có tốt không hay có nên sử dụng bê tông nhẹ hay không là câu hỏi mà nhiều khách hàng thắc mắc. 
Bê tông nhẹ là gì? Báo giá các loại tấm (panel) bê tông nhẹ phổ biếnNhận báo giá
Vật liệu bê tông nhẹ có tốt không?
Với đặc tính độ bền cao, chống nóng, chống cháy, chống ẩm mốc, chống ồn hiệu quả những dòng sản phẩm được sản xuất dưới dây chuyền công nghệ hiện đại, tiên tiến như AAC hay ALC chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng. 
Hầu hết các sản phẩm bê tông nhẹ được phân phối bởi các thương hiệu lớn như Viglacera, E-Block đều được kiểm nghiệm, đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của Châu Âu, do đó sử dụng bê tông nhẹ cho công trình xây dựng sẽ đảm bảo về chất lượng cũng như tối ưu thời gian thi công.

Bê tông siêu nhẹ chịu lực được bao nhiêu?

Về khả năng chịu lực của bê tông nhẹ bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Qua các thí nghiệm của Viện khoa học công nghệ IBST đã chứng minh hiệu quả chịu lực của dòng AAC hay ALC đều đáp ứng mọi tiêu chuẩn dù là khắt khe nhất cả về khả năng chịu lực, chịu nén hay chịu va đập.
Bê tông nhẹ là gì? Báo giá các loại tấm (panel) bê tông nhẹ phổ biếnNhận báo giá
Bê tông nhẹ với khả năng chịu lực tốt

Bê tông siêu nhẹ có chịu được nước không?

Nhìn chung các dòng sản phẩm bê tông nhẹ như AAC, ALC, EPS hay CLC đều có khả năng chịu nước rất tốt, đặc biệt là vật liệu bê tông AAC. Đây cũng là lý do mà các sản phẩm gạch, panel đều có thể sử dụng trong lẫn ngoài trời.
Bê tông nhẹ là gì? Báo giá các loại tấm (panel) bê tông nhẹ phổ biếnNhận báo giá
Hầu hết các dòng bê tông nhẹ đều có khả năng chịu nước tốt

Chi phí thi công tấm sàn bê tông nhẹ là bao nhiêu?

Giá bê tông nhẹ sẽ có sự khác nhau giữa gạch bê tông và panel lắp ghép. Trên thị trường hiện nay, giá gạch bê tông nhẹ sẽ dao động 1.300.000 VNĐ/m3 đến 1.400.000 VNĐ/m3. Còn với tấm panel đạt tiêu chuẩn đầu ra chất lượng cao như tấm ALC thì mức giá sẽ có phần nhỉnh hơn dòng sản phẩm gạch, dao động từ 2.300.000 VNĐ/m3 đến 3.000.000 VNĐ/m3. Mức giá này còn phụ thuộc vào thương hiệu cung cấp cũng như vật liệu có cốt thép gia cường bên trong hay không.
Bê tông nhẹ là gì? Báo giá các loại tấm (panel) bê tông nhẹ phổ biếnNhận báo giá
Giá panel bê tông nhẹ sẽ có phần nhỉnh hơn gạch bê tông nhẹ
Trên đây là những thông tin về vật liệu bê tông nhẹ dùng trong xây dựng. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn nhiều kiến thức hữu ích. Và nếu cần được Decox tư vấn thiết kế hay báo giá thi công cho tổ ấm, bạn hãy liên hệ đến số hotline 0901 411 489 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm
Đăng ký tư vấn

Decox Signature

Collection

Short Video

Decox on tiktok
x

x

Thành công!

Decox Design sẽ liên hệ với bạn sớm nhất! OK
Hotline
0901.411.489
Chat Zalo
x
Thông tin sản phẩm:

Thông tin khách hàng:
Tôi muốn được hỗ trợ tư vấn thi công sản phẩm này